Blogroll

Diệt mọt công nghiệp

Một số loại côn trùng chính hại ngô và nông sản trong kho

1. Mọt gạo
- Phân bố và tác hại: Phân bố khắp thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới. Mọt gạo ăn hại tất cả các loại lương thực, sinh sản nhanh, khả năng thích ứng rộng với môi trường, thời gian sống dài. Mọt gạo có vòi nhọn, khi ăn dùng vòi đục một lỗ nhỏ và đẻ trứng vào đó. Trứng nở, sâu non lớn dần lên ăn nội nhũ hạt, chỉ để lại lớp vỏ mỏng không có giá trị sử dụng.
 
 
Đây là côn trùng phá hại sơ cấp, và được xem là loại nguy hiểm nhất đối với các kho lương thực ở nước ta.
- Đặc tính sinh học:
Mọt hoạt bát, có tính giả chết, bay khá tốt, thích bò lên cao và bò phía ngoài của bao nông sản. Mọt đục lỗ vào các hạt nông sản rồi đẻ trứng vào đó và dùng chất nhầy để bịt lỗ lại bảo vệ. Mỗi lần đẻ 1 – 2 trứng, một mọt cái đẻ từ 3 – 10 trứng/ngày. Từ 1 đôi mọt (1 đực + 1 cái) trong điều kiện thích hợp có thể sinh sôi tạo ra một quần thể đông tới 800.000 cá thể/năm.
Ở vùng nhiệt đới, mỗi năm mọt sinh trung bình 4 – 5 lứa có khi tới 7 lứa. Thời kỳ trứng 3 – 16 ngày, thời kỳ sâu non 13 – 28 ngày, thời kỳ nhộng 4 – 12 ngày, thời kỳ trưởng thành 54 – 311 ngày.
Ở nhiệt độ 28 – 300C, thời gian hoàn thành một thế hệ hầu như không thay đổi: trong thóc và ngô là 40 – 41 ngày.
Mọt hoạt động mạnh nhất trong điều kiện sau: nhiệt độ 24 – 300C (thích hợp nhất là 290C, dưới 130C và trên 380 C ngừng hoạt động), độ ẩm không khí từ 90 – 100%, và thuỷ phần hạt là 17%. Độ ẩm không khí tối thiểu để mọt đẻ trứng là khoảng 60%. Mọt gạo có khả năng nhịn ăn từ 6 – 12 ngày, phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ không khí. Trung bình, mọt gạo sống khoảng 180 đến 200 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ và thuỷ phần của hạt.
2. Mọt ngôdiet mot mot hai lua
- Phân bố và tác hại: Phân bố rộng khắp thế giới, nhất là châu Á, Địa trung hải, Bắc Mỹ. Mọt ngô là loài ăn tạp, ăn các loại hạt ngũ cốc, các loại đậu, hạt có dầu và nhiều nông sản khác, nhưng chúng thích nhất là ngô hạt. Mọt ngô có thể đẻ trứng cả ngoài đồng lẫn trong kho nên thuộc loại phá hại  nghiêm trọng. Đây cũng là côn trùng phá hại sơ cấp.
-  Đặc điểm hình thái: Mọt ngô trông rất giống mọt gạo, nhưng hơi lớn hơn. Thân dài khoảng 5 mm,hình bầu dục dài, màu đỏ đến nâu đen, không bóng, chấm lõm trên đầu rất rõ ràng.
- Đặc tính sinh học: Mọt ngô khoét một lỗ vào hạt rồi đẻ trứng vào đó và bịt lại bằng một chất dịch nhầy. Sâu non nở ra là ăn hại ngay. Chúng ăn phôi mầm trước rồi đến nội nhũ ngô và lớn dần lên, hạt ngô bị sâu ăn chỉ còn 1 lớp vỏ mỏng. Trong điều kiện thích hợp mỗi con cái đẻ nhiều nhất được 384 trứng. Bình thường một vòng đời của mọt ngô khoảng 40 ngày, nhưng ở điều kiện thuận lợi chỉ mất 28 – 30 ngày: thời kỳ trứng 3 – 6 ngày, thời kỳ sâu non 18 – 32 ngày, thời kỳ nhộng 12 – 16 ngày. Ở nhiệt độ 00C mọt có thể sống được 37 ngày, ở -50C mọt sống được 23 ngày, còn -100C tất cả các giai đoạn phát triển của mọt đều chết sau 13 ngày.
3. Ngài bột Địa trung hải
- Phân bố và tác hại: Phân bố rộng khắp thế giới. Sâu non ngài Địa trung hải ăn bột gạo, bột ngô, cám, thóc, các  loại đậu đỗ. Sâu non nhả tơ làm cho bột vón cục. Đây thuộc loài phá hại thứ cấp.
- Đặc tính sinh học:
Ngài thích sống ở nơi râm mát, tối và ẩm. Mỗi năm ngài sinh 4 – 6 lứa. Ở nhiệt độ 180C một vòng đời cần 80 – 101 ngày: thời kỳ trứng 7 – 14 ngày, thời kỳ sâu non 56 – 70 ngày, thời kỳ nhộng 17 – 20 ngày. Sau khi hoá ngài, chúng giao phối ngay trong đêm và đêm hôm sau đã đẻ trứng ngay trong thức ăn, Một đời ngài cái có thể đẻ 119 – 678 trứng. Thời gian đẻ trứng kéo dài trong 5 – 7 ngày. Sâu non lột xác 5 lần. Đời ngài rất ngắn, con cái sống 7 ngày, con đực sống 6 ngày.
4. Ngài thóc Ấn độ
 - Phân bố và tác hại: Phân bố khắp thế giới, là loài sâu đa thực, sâu non ăn tất cả các loại nông sản trong kho như thóc, gạo, ngô, bột mỳ, cao lương, các loại đậu đỗ, thuốc bắc và các loại hạt cây có dầu. Khi ăn, sâu non ăn từ ngoài vào rồi nhả tơ kết hạt lại tạo thành vón, sâu non nằm ở trong ăn rồi hoá nhộng. Đây thuộc loại phá hại thứ cấp
- Đặc tính sinh học:
Sinh 4 – 6 lứa/năm, sau khi nở 3 ngày đã bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng 1 – 18 ngày. Ngài thường đẻ trứng vào ban đêm, trên bao bì hoặc trên đống hạt. Đời một con cái đẻ từ 30 – 200 trứng. Trung bình mỗi lần đẻ 12 – 30 trứng, một ngày đẻ được nhiều nhất 144 trứng. Thời kỳ trứng 2 – 17 ngày, thời kỳ sâu non 22 – 25 ngày, thời kỳ nhộng từ 1 – 2 tuần. Khi nở, ấu trùng đục ngay vào hạt để ăn hại từ phôi mầm trước rồi đến các phần còn lại. Phân sâu non có màu hồng và có mùi hôi. Ngài cái đẻ xong chỉ sống được 5 ngày, con đực sống được 2 – 25 ngày. Thời gian thực hiện một vòng đời mất 28 -  260 ngày phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dưới 150C ngài ngừng phát dục.
PHÁP PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG HẠI LÚA GẠO – NGÔ VÀ NÔNG SẢN TRONG KHO

 1. Biện pháp vật lý
Sử dụng nhiệt (nóng, lạnh) bức xạ vi sóng và sóng cơ học là những lựa chọn đầy hứa hẹn trong lĩnh vực bảo quản nông sản. Một số loại đất trơ (đã mất hoạt tính) trên cơ sở diatomit được để sản xuất và đưa vào sử dụng để bảo quản nông sản từ năm 1994. Trên thế giới biện pháp này đã được dùng nhiều và rất hiệu quả trong việc phòng trừ côn trùng hại ngô, gạo. Tuy không độc hại đối với người, không để lại dư lượng trong nông sản nhưng chi phí đầu tư mua sắm thiết bị quá lớn. Vì vậy, ở Việt Nam biện pháp này chưa được áp dụng rộng rãi.
2. Biện pháp sinh học
- Bẫy bả: dùng các hợp chất dẫn dụ côn trùng để kiểm tra, phát hiện sự chớm lây nhiễm côn trùng. Xác định đúng thời điểm lây nhiễm để có các biện pháp kiểm soát côn trùng hại hữu hiệu bằng cách làm lây nhiễm sinh vật hại bằng mầm bệnh. Bẫy bằng chất dẫn dụ kết hợp cùng với một số loại vi rút và nấm cũng được nghiên cứu áp dụng.
- Các chất điều hoà sinh trưởng và phát triển cho côn trùng, các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên đã được ứng dụng để kiểm soát phòng trừ vi sinh vật hại kho trong bảo quản.
- Sử dụng các loại ký sinh thiên địch, các chế phẩm sinh học có khả năng ức chế hoặc làm giảm mật độ côn trùng gây hại …, cho đến nay việc một số chế phẩm sinh học để trừ sâu mọt hại kho còn nhiều hạn chế do hiệu lực của chế phẩm chưa cao và thời gian tác dụng còn chậm.
– Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên
Từ lâu bà con nông dân ta đã có kinh nghiệm sử dụng nhiều loại lá cây như lá xoan, lá cơi, lá trúc đào, bụi thuốc lá, thuốc lào… để trộn với hạt nông sản trước khi đưa vào bảo quản.
Tác dụng của một số loại thực vật là gây ngán ăn, xua đuổi hoặc ức chế sinh trưởng và phát triển của côn trùng, chống sự xâm nhập của mọt, và một số vi sinh vật gây hại trong quá trình bảo quản.
nhat-huy-pestcontrol
Tập thể ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên công ty chúng tôi chân thành cảm ơn quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.
Đó là nguồn động lực để công ty tiếp tục nỗ lực cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất kèm theo chế độ bảo hành chu đáo nhất. 
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ diệt côn trùng của công ty diệt côn trùng Nhật Huy vui lòng liên hệ:

 Diệt côn trùng Nhật Huy

DIỆT HIỆU QUẢ – BẢO HÀNH CHU ĐÁO

VPĐD : 37 Tôn Đức Thắng, P Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM
(Toà nhà Sài Gòn Trade Center)
Hot line: 0906 71 83 72 – Mr Phương 
ĐT: (08)66865465 - Nhật Huy
Email: nhathuypestcontrol@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog